Sau đây là hướng dẫn cho các mẹ làm bộ sách ghép vần nhé.
Dụng cụ:
file chữ in
kéo
dập lỗ
khoen đóng sách
Bìa cứng hoặc lịch để bàn đứng
Thực hiện:
*.chuẩn bị file chữ in
- Căn cứ vào cái bảng ghép vần của Mẹ Bi bầu, em nghiên cứu và tách các âm vần. Cái khó của tiếng việt mình là có dấu. Nó ko đơn giản như ý tưởng bằng tiếng anh. Bộ sách này được tách thành 2 bộ sách:
Bộ 1: gồm: Phụ âm (1) + Nguyên âm (2) + Phụ âm (nếu có) hoặc nguyên âm (nếu có) (3)
Bộ 2: gồm: Phụ âm (1) + Nguyên âm + Nguyên âm (4) + Phụ âm (nếu có) (3)
cách làm bộ 1:
(1) Phụ âm thì gồm các âm sau: b, c, d, đ, g, h, l, m, n, q, r, s, t, th, qu, ph, ng, ch.......
(2) Nguyên âm gồm các âm sau: a, ạ, ả, à, ã,á, ă, ặ, ẳ, ẵ, ắ, ằ.............(thêm dấu của các nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư ).
(3) Phụ âm hoặc nguyên âm cuối gồm các âm sau: a, e, u, o, c, m, n, ng, nh, t, y, ch...
Cách làm bộ 2:
(1) phụ âm giống bộ 1 (khác là ko có âm qu)
(4) Nguyên âm + nguyên âm gồm các âm sau: iê, oa, oe, oo, oe, uâ, uê, uô, uy, ươ, uyên ..(nhớ thêm dấu vào các âm trên )
(3) Phụ âm giống bộ 1. Ở phần này của bộ 2 ko có các nguyên âm
Lưu ý. Ở các phần (1), (3) các mẹ cho thêm những phần trắng ko chữ vào nhé, để nó che đi khi không cần thiết. Có một số chữ hoặc âm ngắn ko cần thiết phải phụ âm ở phần (1) hoặc (3) đi kèm. Ví dụ như: Ông, an, uống... thuở, thỏa....
Về phần màu sắc của Giấy in thì tùy nhu cầu của các mẹ thay đổi thế nào cho hợp lý nhé. Em dùng hai màu để cho con phân biệt cho dễ thôi. Còn dùng 1 màu thì vẫn ok.
* In chữ và cắt ra như hình
* dập lỗ, cho vào khoen tròn và đóng vào bìa hoặc khuôn lịch
Các mẹ tùy cơ ứng biến, tự linh hoạt sao cho phù hợp nhất với con mình. Cách làm của em chỉ là một gợi ý cho các mẹ thôi.
Cách học:
Việc học dễ dàng vô cùng với bộ này, có thể mang đi khắp nơi bởi nó gọn nhẹ, ko quá cồng kềnh.
Tùy vào mức độ tiếp thu của con mà các mẹ cho con học nhiều hay ít một hôm.
có rất nhiều các khác nhau:
Ví dụ: giữ nguyên phụ âm đầu và âm cuối. Thay đổi âm giữa để con hiểu cách đọc của các dấu:
Bay, bảy, bạy, bày...
Một số từ ghép vào ko có nghĩa thì bỏ qua. dở sang từ khác.
hoặc giữ nguyên phần (2), (3) thay đổi phần (1).......