Thêm một gợi ý nữa cho các mẹ cho con chơi mà học, phân loại theo màu sắc và rèn vận động tinh cho tay của con nhé.
Dụng cụ chỉ cần: Một hộp kẹp giấy nhiều màu sắc + nhíp + các số.
Nếu có các hộp đựng thì có thể dùng các hộp đựng, tuy nhiên các cái kẹp giấy của em có nhiều màu sắc, hộp đựng ko đủ nên em kẻ ô lên giấy cho con bỏ vào theo ô.
Sau khi con phân loại hết theo màu sắc thì yêu cầu con đếm từng số kẹp và để số tương ứng vào
Hoàn tất các bước thì còn bước cuối cùng nữa, đó là dùng nhíp, yêu cầu con gắp từng kẹp vào hộp đựng ban đầu.
Bạn nhà mình gắp được gần hết, cuối cùng mỏi tay quá thì lại dùng tay này đưa kẹp lên nhíp rồi gắp :D, buồn cười lắm.
Khi Ba Mẹ nhìn con tự mình làm điều gì đó, ba mẹ biết rằng con sẽ tìm thấy hạnh phúc và thành công bởi vì con rất tự tin và khả năng, kiến thức và giá trị của mình. Nhưng nếu bất cứ lúc nào con cần một lời động viên hay đơn giản chỉ một ai đó để cùng chuyện trò về những khó khăn trước mắt, thì ba mẹ luôn ở đây để giúp đỡ con, để hiểu con, để ủng hộ và yêu thương con.
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Học toán bằng hạt với số lượng dưới 10
In sẵn hoặc viết tay số lên giấy, rồi cho con nhặt số hạt tương ứng để vào. Để khích lệ con, mỗi lần con nhặt để vào đúng em thường hay thưởng cho một cái ôm, xong lại làm tiếp vì thế nên bạn ý luôn chơi theo ý mẹ và rất hứng thú.
Chơi xong có thể hỏi con, con thấy các hạt để theo thứ tự có hình gì nhỉ? ( hình tam giác).
Cái này các mẹ có thể in số rời, rồi cho con để các hạt vào số cũng được.
Học xong bài học về lượng thì đến học các phép tính. Học bài học này các mẹ phải lưu ý để ý sự hứng thú của con nhé. Vì bài học đầu tiên bao giờ sẽ khó cho con, vì các con chưa hiểu về phép tính. Nên cũng cần phải để ý phản ứng của con để tìm cách phù hợp
in sẵn bảng phép tính dạng này cho con rồi đặt hạt lần lượt lên, bài này cần phải làm từ từ, nếu con không hiểu có thể chuyển sang các thứ khác. Con em bài học phép cộng đầu tiên là dùng ngón tay chứ ko dùng hạt. Vì có bài hát: Một với một là hai, hai thêm hai là bốn.... Bạn ý thích hát, nên bắt đầu với ngón tay bạn ý thích thú hơn.
Khi học xong và củng cố tốt về phép cộng, các mẹ có thể làm thêm các bảng phép trừ theo như bảng trên. Theo như mình dạy con thì các bài học, thì mới đầu khi bắt đầu, các bài học nên rõ ràng, ngắn gọn. Đầu tiên phải học các bài học về củng cố lượng, con nắm được lượng rồi mới sang các bài học về phép cộng, học hiểu về phép cộng rồi mới học về phép trừ. Với những bạn lớn hơn, học chung có thể con cũng nắm bắt được. Nhưng mình thấy với độ tuổi của con mình thì những bài học nên đơn giản, rõ ràng, nắm chắc theo từng giai đoạn.
Có nhiều cách khác nhau để học các phép tính dưới 10, lúc nào cũng có thể có dụng cụ để học. Không nhất thiết phải dùng hạt.
Tuỳ theo hứng thú của con, các mẹ linh động trong từng bài học. Mỗi bài học nên tiến hành nhanh, ko nên để quá lâu. Dừng khi con vẫn đang hứng thú. Và trong quá trình học Luôn luôn khen ngợi những nỗ lực của con. Mỗi bài học nên luôn kết thúc trong vui vẻ cho cả mẹ và con.
Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013
Những con đường
Sáng mẹ đưa con đi học, chiều mẹ đón con về, thông thường hai mẹ con chỉ đi một con đường. Nó như một thói quen. Một ngày mẹ tự hỏi, tại sao mẹ hai mẹ con ta cứ phải đi con đường này, có rất nhiều con đường khác nữa mà hai mẹ con có thể đi, vẫn có thể đến được trường con. dù đi đường khác mình vẫn có thể về nhà mình cơ mà. Thế là mẹ bắt đầu muốn thay đổi. Đưa con đi học về đến ngã ba, mẹ dừng lại và bắt đầu hỏi con. Giờ đi về nhà mình sẽ đi đường nào, con vẫn chỉ con đường hai mẹ con vẫn đi. Mẹ liền chỉ cho con một lối rẽ khác và hỏi con: "Con có muốn đi đường này không?". Con gật đầu, chắc con nghĩ hai mẹ con sẽ đi chơi. Đi theo một con đường khác hoàn toàn, về gần đến nhà, con ngạc nhiên reo lên: "Ơ, về đến nhà mình này". Mẹ liền bảo: Đúng rồi, về đến nhà mình rồi. Hoá ra, còn có con đường khác, cũng đi được về đến nhà mình đúng không?
Con gật đầu: đúng ạ.
Thế là từ hôm đó, lúc thì con đòi đi con đường này, lúc thì con đòi đi con đường khác. có lần mẹ rẽ quá ngã ba rồi, ko muốn quay lại nữa, thế mà về đến nhà bị con ăn vạ. Mẹ quay lại đi, quay lại đi đường kia về nhà mình cơ.
Mẹ chỉ hy vọng rằng, sau này trong bất cứ việc gì con hãy suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, đừng suy nghĩ theo lối mòn, theo thói quen. Thói quen sẽ giúp con trong việc ko phải suy nghĩ mà vẫn có thể làm việc, nhưng nó cũng sẽ làm lu mờ sự sáng tạo của con.
Trong cuộc đời có bao nhiêu con đường ta đã đi qua, liệu có ai đếm được. Mỗi một con đường riêng, sẽ mang lại những trải nghiệm riêng trong cuộc đời. Trong cuộc sống, khi có quá nhiều ngã rẽ, trong chúng ta có ai sẽ biết trước được phía cuối mỗi con đường đó, đang có gì đợi ta. Con yêu, mẹ chỉ mong sau này lớn lên, con hiểu được rằng: Khi con đã có mục tiêu của riêng mình, thì dù con có lựa chọn đi con đường nào đi chăng nữa, hãy tin tưởng nó, tin tưởng vào lựa chọn của mình. Chắc chắn con sẽ đến được mục tiêu con đã chọn. Một mục tiêu không luôn chỉ có một con đường để đi đến nó. Sẽ có rất nhiều con đường khác nhau dẫn tới mục tiêu đó. Dù con đường con chọn có gập gềnh, khó đi hơn những con đường khác, hãy tin rằng nhờ nó mà con trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Khó khăn sẽ thử thách con, chỉ cần con luôn cố gắng, tin tưởng vào bản thân, mọi khó khăn con sẽ vượt qua được. Rồi một ngày con nhìn lại, con sẽ cảm ơn những khó khăn đó đã giúp con tự hoàn thiện bản thân.
Con gật đầu: đúng ạ.
Thế là từ hôm đó, lúc thì con đòi đi con đường này, lúc thì con đòi đi con đường khác. có lần mẹ rẽ quá ngã ba rồi, ko muốn quay lại nữa, thế mà về đến nhà bị con ăn vạ. Mẹ quay lại đi, quay lại đi đường kia về nhà mình cơ.
Mẹ chỉ hy vọng rằng, sau này trong bất cứ việc gì con hãy suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, đừng suy nghĩ theo lối mòn, theo thói quen. Thói quen sẽ giúp con trong việc ko phải suy nghĩ mà vẫn có thể làm việc, nhưng nó cũng sẽ làm lu mờ sự sáng tạo của con.
Trong cuộc đời có bao nhiêu con đường ta đã đi qua, liệu có ai đếm được. Mỗi một con đường riêng, sẽ mang lại những trải nghiệm riêng trong cuộc đời. Trong cuộc sống, khi có quá nhiều ngã rẽ, trong chúng ta có ai sẽ biết trước được phía cuối mỗi con đường đó, đang có gì đợi ta. Con yêu, mẹ chỉ mong sau này lớn lên, con hiểu được rằng: Khi con đã có mục tiêu của riêng mình, thì dù con có lựa chọn đi con đường nào đi chăng nữa, hãy tin tưởng nó, tin tưởng vào lựa chọn của mình. Chắc chắn con sẽ đến được mục tiêu con đã chọn. Một mục tiêu không luôn chỉ có một con đường để đi đến nó. Sẽ có rất nhiều con đường khác nhau dẫn tới mục tiêu đó. Dù con đường con chọn có gập gềnh, khó đi hơn những con đường khác, hãy tin rằng nhờ nó mà con trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn. Khó khăn sẽ thử thách con, chỉ cần con luôn cố gắng, tin tưởng vào bản thân, mọi khó khăn con sẽ vượt qua được. Rồi một ngày con nhìn lại, con sẽ cảm ơn những khó khăn đó đã giúp con tự hoàn thiện bản thân.
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013
Cách bó các hạt thành khối lập phương
Thấy các mẹ bàn luận trên skype về việc bó khối, tìm tấm chắn để bó làm thành khối lập phương trong bộ học toán của Mont. mình lại chia sẻ cách mình bó khối, mà không cần tấm chắn, vì chỗ mình ko có tấm chắn, nên tự làm theo những gì có sẵn thôi. Mình bó khối bằng dây thép buộc.
Trong bài viết này mình chỉ viết cách mình bó khối lập phương có 10 hạt nhé, các hạt khác làm tương tự.
Trước tiên dùng dây thép bó lần lượt từng thanh 10 hạt thành tấm 100 hạt
làm lần lượt để thành tấm 100 hạt , sau đó uốn thép để đặt làm tầng thứ hai như hình dưới đây
cứ làm như vậy cho đến lúc bó được 10 lớp, là thành khối. Trong quá trình bó có thể làm 4 tấm rồi luồn dây để gắn 4 tấm với 4 tấm nữa và cộng thêm 2 tấm nữa là được 10. Các mẹ cứ làm thế nào cho chắc chắn là được.
Đây là khối 1000 hạt mà mình đã bó được. Rất chắc chắn. nhìn cũng tạm ổn hi hi
Trong bài viết này mình chỉ viết cách mình bó khối lập phương có 10 hạt nhé, các hạt khác làm tương tự.
Trước tiên dùng dây thép bó lần lượt từng thanh 10 hạt thành tấm 100 hạt
làm lần lượt để thành tấm 100 hạt , sau đó uốn thép để đặt làm tầng thứ hai như hình dưới đây
cứ làm như vậy cho đến lúc bó được 10 lớp, là thành khối. Trong quá trình bó có thể làm 4 tấm rồi luồn dây để gắn 4 tấm với 4 tấm nữa và cộng thêm 2 tấm nữa là được 10. Các mẹ cứ làm thế nào cho chắc chắn là được.
Đây là khối 1000 hạt mà mình đã bó được. Rất chắc chắn. nhìn cũng tạm ổn hi hi
Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013
Làm bộ hạt học toán theo PP Montessori
Hôm nay lại tranh thủ viết bài về vụ học toán, vụ hạt học toán này hơi phức tạp. vì học từ phép cộng, trừ, phép nhân nữa. Cơ bản thì mình còn chưa tìm hiểu được hết. Vốn dĩ định làm dần dần theo nhu cầu học của con. Vừa dạy con vừa tìm hiểu dần dần. Nhưng nhiều người hỏi quá nên đành viết một bài. Các mẹ thông cảm nhé, vì phần nói của mình có thể chưa hết, vì có nhiều phần học cao hơn mình cũng chưa tìm hiểu được hết. Hiểu được đến đâu thì mình xin chia sẻ đến đó vậy, sau này sẽ viết bài dần dần. Bộ hạt này mình chưa làm hết được, cơ bản vì chưa đủ hạt. có được một số rồi nhưng làm đủ cả bộ thì chưa đủ, với lại nhu cầu học của con cũng chưa gấp nên mẹ vẫn cứ từ từ, ko vội lắm. Nên một số hình ảnh mình đưa ở đây được lấy ở trên một số trang web mình tìm hiểu thông tin, chứ ko phải hình ảnh bộ học toán mình làm nhé. Mẹ nào có sẵn hạt, con lớn rồi thì cứ làm trước nhé.
Để làm được một bộ như thế này thì mất hơi nhiều công sức và số lượng hạt cũng khá nhiều. Mình thì tính tiết kiệm hơn, nhưng cố gắng vẫn đủ bài học cho con. Mình chỉ làm các dây treo ở trên thôi.
Số lượng cần có gồm:
Màu vàng đồng: Số lượng hạt: 1000. Theo quy tắc: 10x10x10
Đoạn ngắn gồm có 10 hạt
10 đoạn này sẽ tạo thành 1 dây dài có 100 hạt
cái này là cái em đã làm rồi, 10 đoạn này tạo thành 1 dây có 100 hạt.
Làm 10 dây này sẽ có 1000 hạt. như ở trên.
Màu xanh dương: 9x9x9 = 729
đoạn ngắn gồm 9 hạt, một dây dài gồm 9 đoạn ngắn trên có tất cả 81 hạt
các màu khác các mẹ làm theo quy tắc tương tự 8x8x8 = 512, 7x7x7 = 343, 6x6x6 =216, 5x5x5 =125, 4x4x4 =64, 3x3x3 =27, 2x2x2 = 8, 1x1x1 = 1.
Nếu làm đủ cả bộ thì sẽ phải làm cả dây, cả khối, và cả những đoạn rời ngắn như ở trên.
Nhưng mình chỉ làm cho con mình học thì sẽ làm tiết kiệm hơn, theo từng giai đoạn, rồi sửa lại dần.
Mình mất công mua hạt, thì nên mua làm một lần nhưng khi cho con học thì học theo từng giai đoạn nhận biết của con.
Con học theo dây rời xong rồi thì sau đó sẽ bó lại thành khối, làm theo khối thì gọn gàng hơn. Nhưng con cần học theo dây rời trước, để hiểu bản chất trước, sau đó sẽ hiểu được là một khối sẽ chứa bao nhiêu hạt. Lúc đó mình mới bó chúng lại thành khối như như hình sau:
bài này chỉ hướng dẫn cách làm bộ hạt, số lượng và màu sắc. Các màu sắc ko cần thiết phải giống y nguyên như hình trên, các mẹ có thể chọn màu tuỳ ý. Ở đây người ta dùng 10 màu sắc khác nhau để trong quá trình học con sẽ tiếp nhận nhanh hơn, rõ ràng hơn và tránh bị nhầm lẫn. Tuỳ thuộc các màu hạt mà các mẹ có, số lượng hạt, các mẹ thay đổi cho phù hợp với mình. bài sau em sẽ hướng dẫn các mẹ cách học toán với hạt.
Số lượng cần có gồm:
Màu vàng đồng: Số lượng hạt: 1000. Theo quy tắc: 10x10x10
Đoạn ngắn gồm có 10 hạt
10 đoạn này sẽ tạo thành 1 dây dài có 100 hạt
cái này là cái em đã làm rồi, 10 đoạn này tạo thành 1 dây có 100 hạt.
Làm 10 dây này sẽ có 1000 hạt. như ở trên.
Màu xanh dương: 9x9x9 = 729
đoạn ngắn gồm 9 hạt, một dây dài gồm 9 đoạn ngắn trên có tất cả 81 hạt
các màu khác các mẹ làm theo quy tắc tương tự 8x8x8 = 512, 7x7x7 = 343, 6x6x6 =216, 5x5x5 =125, 4x4x4 =64, 3x3x3 =27, 2x2x2 = 8, 1x1x1 = 1.
Nếu làm đủ cả bộ thì sẽ phải làm cả dây, cả khối, và cả những đoạn rời ngắn như ở trên.
Nhưng mình chỉ làm cho con mình học thì sẽ làm tiết kiệm hơn, theo từng giai đoạn, rồi sửa lại dần.
Mình mất công mua hạt, thì nên mua làm một lần nhưng khi cho con học thì học theo từng giai đoạn nhận biết của con.
Con học theo dây rời xong rồi thì sau đó sẽ bó lại thành khối, làm theo khối thì gọn gàng hơn. Nhưng con cần học theo dây rời trước, để hiểu bản chất trước, sau đó sẽ hiểu được là một khối sẽ chứa bao nhiêu hạt. Lúc đó mình mới bó chúng lại thành khối như như hình sau:
bài này chỉ hướng dẫn cách làm bộ hạt, số lượng và màu sắc. Các màu sắc ko cần thiết phải giống y nguyên như hình trên, các mẹ có thể chọn màu tuỳ ý. Ở đây người ta dùng 10 màu sắc khác nhau để trong quá trình học con sẽ tiếp nhận nhanh hơn, rõ ràng hơn và tránh bị nhầm lẫn. Tuỳ thuộc các màu hạt mà các mẹ có, số lượng hạt, các mẹ thay đổi cho phù hợp với mình. bài sau em sẽ hướng dẫn các mẹ cách học toán với hạt.
Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013
Học pha màu - bài học đầu tiên
Chưa dạy con học pha màu bao giờ, hôm trước mẹ mới tìm thông tin về vụ pha màu, cái thông tin đó thực ra chỉ để cho mẹ đọc thêm, hiểu thêm tí, nhỡ sau này con hỏi gì, còn biết mà trả lời.
Bài học pha màu đầu tiên của hai mẹ con rất đơn giản. Mẹ cũng chưa pha màu bao giờ, hôm nay tập dượt luôn với con :D. Hai mẹ con bắt đầu bài học đầu tiên với màu đỏ và vàng.
Nguyên tắc với một bài học của con bao giờ cũng phải là rõ ràng, rành mạch và đơn giản.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm:
Màu: Đỏ, vàng (màu nước)
Hai lọ nước nhỏ mắt hết
Bút vẽ, giấy, nước, chỗ để đựng màu pha (cái này mẹ dùng ngay cái nắp của lọ bông ngoáy tai :D).
Đầu tiên, mẹ cho hai màu đỏ vàng, mỗi màu vào một cái lọ nước nhỏ mắt. (cái này mẹ phải thực hiện vì cái đầu của lọ nước nhỏ mắt hơi bé, con ko cho vào được). sau đó cho thêm nước vào, rồi đưa cho con, công việc lắc đều để nước hoà tan với màu thì do con trai thực hiện.
Rùi cho con trai dùng chai màu đỏ, nhỏ vào nắp bông ngoái tay, sau đó lại lấy màu vàng nhỏ vào. Cuối cùng là dùng bút vẽ trộn lẫn hai màu vào nhau. Hoàn thành công việc rồi mẹ hỏi con trai, giờ con đang có màu gì?
Con trả lời luôn: Màu da cam.
Bài học về pha màu: Đỏ + vàng = Da cam.
Hoàn thành xong bước pha màu: Con có tất cả 3 màu: Đỏ, vàng, da cam.
Mẹ mang giá vẽ ra, con vẽ lần lượt từng màu lên. Đầu tiên là màu da cam, rồi đến màu vàng, rồi đên màu đỏ
Rõ ràng, lần lượt và rành mạch từng màu khi con chơi, rất gọn gàng, ko bẩn tí nào luôn, chỉ dây một vài giọt ra giấy, thậm chí sàn vẫn sạch sẽ. hai mẹ con thực hiện lần lượt từng bước một. Hoàn thành xong bài học thì mang bức tranh con vẽ treo lên tường. Nhắc lại với con một lần nữa. Màu đỏ trộn với màu vàng chúng ta được màu da cam. rồi hai mẹ con cất giá vẽ, dọn màu đem cất. Khâu dọn dẹp, con trai bao giờ cũng được tham gia cùng mẹ và giúp mẹ được rất nhiều hi hi.
Sáng sớm hôm sau, mẹ bảo con nhìn lên bức tranh của con và gợi ý con nói: Màu đỏ + màu vàng = da cam. Con vẫn nhớ bài học hôm qua.
Thật ra với mẹ, đơn giản hai mẹ con chỉ chơi thôi, việc con nhớ hay ko cũng ko quan trọng lắm. Một bài học cần phải được ôn lại, nhắc lại và thực hành lại thì mới củng cố được trí nhớ lâu dài của con. Mẹ chỉ đạt được một mục đích đó là cả hai mẹ con đều vui, đều thích. Con thì đương nhiên rất hứng thú.
Bài học pha màu đầu tiên của hai mẹ con rất đơn giản. Mẹ cũng chưa pha màu bao giờ, hôm nay tập dượt luôn với con :D. Hai mẹ con bắt đầu bài học đầu tiên với màu đỏ và vàng.
Nguyên tắc với một bài học của con bao giờ cũng phải là rõ ràng, rành mạch và đơn giản.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm:
Màu: Đỏ, vàng (màu nước)
Hai lọ nước nhỏ mắt hết
Bút vẽ, giấy, nước, chỗ để đựng màu pha (cái này mẹ dùng ngay cái nắp của lọ bông ngoáy tai :D).
Đầu tiên, mẹ cho hai màu đỏ vàng, mỗi màu vào một cái lọ nước nhỏ mắt. (cái này mẹ phải thực hiện vì cái đầu của lọ nước nhỏ mắt hơi bé, con ko cho vào được). sau đó cho thêm nước vào, rồi đưa cho con, công việc lắc đều để nước hoà tan với màu thì do con trai thực hiện.
Rùi cho con trai dùng chai màu đỏ, nhỏ vào nắp bông ngoái tay, sau đó lại lấy màu vàng nhỏ vào. Cuối cùng là dùng bút vẽ trộn lẫn hai màu vào nhau. Hoàn thành công việc rồi mẹ hỏi con trai, giờ con đang có màu gì?
Con trả lời luôn: Màu da cam.
Bài học về pha màu: Đỏ + vàng = Da cam.
Hoàn thành xong bước pha màu: Con có tất cả 3 màu: Đỏ, vàng, da cam.
Mẹ mang giá vẽ ra, con vẽ lần lượt từng màu lên. Đầu tiên là màu da cam, rồi đến màu vàng, rồi đên màu đỏ
Rõ ràng, lần lượt và rành mạch từng màu khi con chơi, rất gọn gàng, ko bẩn tí nào luôn, chỉ dây một vài giọt ra giấy, thậm chí sàn vẫn sạch sẽ. hai mẹ con thực hiện lần lượt từng bước một. Hoàn thành xong bài học thì mang bức tranh con vẽ treo lên tường. Nhắc lại với con một lần nữa. Màu đỏ trộn với màu vàng chúng ta được màu da cam. rồi hai mẹ con cất giá vẽ, dọn màu đem cất. Khâu dọn dẹp, con trai bao giờ cũng được tham gia cùng mẹ và giúp mẹ được rất nhiều hi hi.
Sáng sớm hôm sau, mẹ bảo con nhìn lên bức tranh của con và gợi ý con nói: Màu đỏ + màu vàng = da cam. Con vẫn nhớ bài học hôm qua.
Thật ra với mẹ, đơn giản hai mẹ con chỉ chơi thôi, việc con nhớ hay ko cũng ko quan trọng lắm. Một bài học cần phải được ôn lại, nhắc lại và thực hành lại thì mới củng cố được trí nhớ lâu dài của con. Mẹ chỉ đạt được một mục đích đó là cả hai mẹ con đều vui, đều thích. Con thì đương nhiên rất hứng thú.
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013
Pha màu trung gian từ các màu cơ bản
Bài học này định cho con chơi lâu rồi, nhưng mà chưa tìm hiểu. nên mẹ lại chần chừ. Hôm nay tìm đọc được phần này. Copy vào đây cho mọi người đọc, tối nay về hai mẹ con chơi, mai đưa lên kết quả :D
"
Quy luật trừ màu:
"
Quy luật cộng màu:
Ba màu sơ cấp (hay cơ bản) trong ánh sáng là đỏ (red,
R), lục (green, G), và lam (blue, B) (3 hình tròn bên trái – Cộng màu – trong
hình minh họa Luật hòa sắc của bài chủ).
Ánh sáng đỏ hòa với ánh sáng lục cho ánh sáng vàng
(yellow, Y).
Ánh sáng lục hòa với ánh sáng lam cho ánh sáng màu da
trời (cyan, C).
Ánh sáng lam hòa với đỏ cho ánh sáng tím hồng
(magenta, M).
Tím hồng là màu khá gần với màu tím (violet). Tím hồng
(magenta) là màu không có trong phổ ánh sáng tự nhiên.
Các màu tím hồng (M), vàng (Y), và da trời (C) được
gọi lả các màu thứ cấp (secondary) của ánh sáng, vì chúng được tạo bởi hòa hai
chùm ánh sáng màu sơ cấp (primary). Nếu hòa cả 3 chùm ánh sáng sơ cấp R, G, B
với nhau ta được ánh sáng trắng. Đó là quy luật cộng màu.
Quy luật trừ màu:
Trong màu hóa chất như mực in, phẩm nhuộm, sơn thì
ngược lại: Ba màu sơ cấp là tím hồng (magenta, M), da trời (cyan, C), và vàng
(yellow, Y) (3 hình tròn bên phải – Trừ màu – trong hình minh họa Luật hòa sắc
của bài chủ).
Tím hồng (M) hòa da trời (C) cho lam (blue, B),
C hòa với Y cho lục (green, G),
Y hòa với M cho đỏ (red, R).
Như vậy, trong màu hóa chất thì đỏ, lục, và lam lại là
3 màu thứ cấp. Hòa 3 màu sơ cấp hóa chất M, C, Y với nhau vể mặt nguyên tắc ta
được màu đen. Nhưng vì các màu hóa chất không tuyệt đối tinh khiết, nên vẫn cần
có màu đen riêng. Vì thế, trong in ấn, chỉ cần 4 mầu CMYK, trong đó K = key,
tức màu đen, là in ra được tất cả các màu, trừ màu trắng (là màu của giấy).
Tại sao màu hóa chất lại tuân theo quy luật trừ màu?
Đó là bởi vì vật chất bản thân nó không có màu sắc (trừ những vật tự phát sáng)
mà chỉ tán xạ và hấp thụ các bước sóng ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng chiếu
vào nó. Một vật có màu đỏ là vì khi ánh sáng trắng chiếu vào nó, nó hấp thụ các
ánh sáng lục và lam, chỉ phản chiếu ánh sáng đỏ vào mắt ta. Một vật có màu đen
khi hấp thụ tất cả ánh sáng chiếu vào nó. Một vật có màu trắng vì nó phản xạ
tất cả các bước sóng ánh sáng.
Bảng pha màu của hoạ sỹ
Bảng pha màu (hay vòng màu sắc) của họa sĩ cũng tuân
theo quy luật trừ màu nhưng hơi khác bảng pha màu của màu hóa học, phẩm nhuộm
và sơn một chút.
Họa sĩ coi 3 màu đỏ (red, R), vàng (yellow, Y) và lam
(blue, B) là 3 màu sơ cấp (cơ bản), còn pha trộn hai màu bất kỳ trong 3
màu sơ cấp đó thì được một màu thứ cấp. Như vậy 3 màu thứ cấp là:
Đỏ + Vàng -> Da cam (Orange)
Vàng + Lam -> Lục (Green)
Lam + Đỏ -> Tím (Violet)
Thông thường vòng màu sắc được xếp theo chiều kim đồng
hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ:
Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tím, trong đó màu đỏ đối
đầu (><) với màu lục, da cam >< lam, vàng >< tím. Những màu
đối đầu nhau được gọi là các màu bù nhau (complementary). Trộn hai màu bù nhau
theo ti lệ bằng nhau thì được màu đen hoặc gần đen (xám, nâu).
Trộn màu sơ cấp với màu thứ cấp cạnh nó thì được màu
tam cấp (tertiary).
Đó là bảng pha màu thường được dạy cho các học sinh
học vẽ."
Bài viết này còn dài, vì đi sâu vào việc pha màu cho hoạ sỹ vẽ. ở đây mình chỉ copy phần cần thiết để sử dụng đơn giản cho con.
ai cần đọc sâu hơn thì vào đây nhé, ở đây có tranh luận rất sâu, cũng hiểu thêm chút ít :D
http://nguyendinhdang.wordpress.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)