Bài học này định cho con chơi lâu rồi, nhưng mà chưa tìm hiểu. nên mẹ lại chần chừ. Hôm nay tìm đọc được phần này. Copy vào đây cho mọi người đọc, tối nay về hai mẹ con chơi, mai đưa lên kết quả :D
"
Quy luật cộng màu:
Ba màu sơ cấp (hay cơ bản) trong ánh sáng là đỏ (red,
R), lục (green, G), và lam (blue, B) (3 hình tròn bên trái – Cộng màu – trong
hình minh họa Luật hòa sắc của bài chủ).
Ánh sáng đỏ hòa với ánh sáng lục cho ánh sáng vàng
(yellow, Y).
Ánh sáng lục hòa với ánh sáng lam cho ánh sáng màu da
trời (cyan, C).
Ánh sáng lam hòa với đỏ cho ánh sáng tím hồng
(magenta, M).
Tím hồng là màu khá gần với màu tím (violet). Tím hồng
(magenta) là màu không có trong phổ ánh sáng tự nhiên.
Các màu tím hồng (M), vàng (Y), và da trời (C) được
gọi lả các màu thứ cấp (secondary) của ánh sáng, vì chúng được tạo bởi hòa hai
chùm ánh sáng màu sơ cấp (primary). Nếu hòa cả 3 chùm ánh sáng sơ cấp R, G, B
với nhau ta được ánh sáng trắng. Đó là quy luật cộng màu.
Quy luật trừ màu:
Trong màu hóa chất như mực in, phẩm nhuộm, sơn thì
ngược lại: Ba màu sơ cấp là tím hồng (magenta, M), da trời (cyan, C), và vàng
(yellow, Y) (3 hình tròn bên phải – Trừ màu – trong hình minh họa Luật hòa sắc
của bài chủ).
Tím hồng (M) hòa da trời (C) cho lam (blue, B),
C hòa với Y cho lục (green, G),
Y hòa với M cho đỏ (red, R).
Như vậy, trong màu hóa chất thì đỏ, lục, và lam lại là
3 màu thứ cấp. Hòa 3 màu sơ cấp hóa chất M, C, Y với nhau vể mặt nguyên tắc ta
được màu đen. Nhưng vì các màu hóa chất không tuyệt đối tinh khiết, nên vẫn cần
có màu đen riêng. Vì thế, trong in ấn, chỉ cần 4 mầu CMYK, trong đó K = key,
tức màu đen, là in ra được tất cả các màu, trừ màu trắng (là màu của giấy).
Tại sao màu hóa chất lại tuân theo quy luật trừ màu?
Đó là bởi vì vật chất bản thân nó không có màu sắc (trừ những vật tự phát sáng)
mà chỉ tán xạ và hấp thụ các bước sóng ánh sáng đơn sắc trong ánh sáng chiếu
vào nó. Một vật có màu đỏ là vì khi ánh sáng trắng chiếu vào nó, nó hấp thụ các
ánh sáng lục và lam, chỉ phản chiếu ánh sáng đỏ vào mắt ta. Một vật có màu đen
khi hấp thụ tất cả ánh sáng chiếu vào nó. Một vật có màu trắng vì nó phản xạ
tất cả các bước sóng ánh sáng.
Bảng pha màu của hoạ sỹ
Bảng pha màu (hay vòng màu sắc) của họa sĩ cũng tuân
theo quy luật trừ màu nhưng hơi khác bảng pha màu của màu hóa học, phẩm nhuộm
và sơn một chút.
Họa sĩ coi 3 màu đỏ (red, R), vàng (yellow, Y) và lam
(blue, B) là 3 màu sơ cấp (cơ bản), còn pha trộn hai màu bất kỳ trong 3
màu sơ cấp đó thì được một màu thứ cấp. Như vậy 3 màu thứ cấp là:
Đỏ + Vàng -> Da cam (Orange)
Vàng + Lam -> Lục (Green)
Lam + Đỏ -> Tím (Violet)
Thông thường vòng màu sắc được xếp theo chiều kim đồng
hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ:
Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tím, trong đó màu đỏ đối
đầu (><) với màu lục, da cam >< lam, vàng >< tím. Những màu
đối đầu nhau được gọi là các màu bù nhau (complementary). Trộn hai màu bù nhau
theo ti lệ bằng nhau thì được màu đen hoặc gần đen (xám, nâu).
Trộn màu sơ cấp với màu thứ cấp cạnh nó thì được màu
tam cấp (tertiary).
Đó là bảng pha màu thường được dạy cho các học sinh
học vẽ."
Bài viết này còn dài, vì đi sâu vào việc pha màu cho hoạ sỹ vẽ. ở đây mình chỉ copy phần cần thiết để sử dụng đơn giản cho con.
ai cần đọc sâu hơn thì vào đây nhé, ở đây có tranh luận rất sâu, cũng hiểu thêm chút ít :D
http://nguyendinhdang.wordpress.com